173 VÌ SAO LÃO HẠC LẠI TÌM ĐẾN CÁI CHẾT? TRÌNH BÀY Ý NGHĨA CỦA CÁI CHẾT ẤY mới nhất
Trong tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao, cái chết của Lão Hạc không khiến người đọc khỏi chua xót về số phận của một kiếp người trong xã hội cũ. Vậy nguyên nhân gì dẫn đến cái chết của lão Hạc? Sau đây là một số đoạn văn mẫu hay và chi tiết lý giải nguyên nhân cái chết của lão Hạc đã được Hoatieu sưu tầm, xin chia sẻ để các bạn cùng tham khảo.
Bạn đang xem: Vì sao lão hạc lại tìm đến cái chết? trình bày ý nghĩa của cái chết ấy
Lão Hạc là một truyện ngắn cùng tên của tác giả Nam Cao viết về số phận cực khổ và tủi nhục của con người nghèo khổ trong xã hội cũ. Một trong những chi tiết để lại nhiều suy nghĩ trong lòng người đọc của tác phẩm chính là cái chết của lão Hạc. Tại sao lão Hạc lại phải tìm đến cái chết và tại sao lão lại chọn một cái chết như vậy? Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số mẫu viết một đoạn văn lí giải nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của lão Hạc, đoạn văn ngắn lý giải nguyên nhân cái chết của lão Hạc giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ý nghĩa và nguyên nhân cái chết của lão Hạc.
Mời các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để cập nhật các kiến thức mới bổ ích về học tập cùng với Hoatieu nhé.
Mục lục
1. Đoạn văn ngắn lý giải nguyên nhân cái chết của lão Hạc
Lão Hạc chết là vì lão muốn dành dụm tiền cho con. Một tình thương con cao cả, cũng chính tình yêu con đó đã tạo sức hút cho tử thần, muốn lôi kéo lão hạc đi. Vì đó mà lão quyết không ăn vào tiền dành dụm cho con mình cưới vợ, mà ông kiếm được gì ăn nấy, rồi khi không còn gì ăn, có lẽ cũng là lúc cánh cửa của tử thần đã rộng mở để đón lão, lão đến nhờ ông giáo để gửi tiền gửi lại cho con lão. Xong xuôi mọi việc lão quyết định đi qua cánh cửa tử thần bằng cách xin bả cho của binh tư để tự kết liễu mình. Qua đó ta có thể thấy lòng yêu còn cực kì đáng quý trọng của Lão Hạc, vì yêu con có thể bỏ cả tính mạng để cho con mình được sông hạnh phúc.
2. Viết đoạn văn lý giải cái chết của lão Hạc
Lão Hạc có cái chết thật đau đớn. Lão chết vì ăn bả chó. Cái chết của lão xuất phát từ hai nguyên nhân. Lão chết vì không muốn sống thêm, sợ rằng có một ngày sẽ phải đụng đến số tiền mà lão để dành cho con trai. Lão ăn bả chó chết là vì lão cảm thấy ân hận, nhục nhã khi lừa cậu Vàng. Có thể nói, cái chết của lão Hạc giống với cách chết của một con chó. Qua cái chết của lão, ta thấy và hiểu rằng lão là một người cha có lòng yêu thương con mãnh liệt, sẵn sàng hy sinh để con có cuộc sống tốt đẹp. Không chỉ vậy, lão còn là con người có lòng tự trọng. Có thể nói rằng, lão đã được chết để giải thoát cho chính bản thân khỏi hoàn cảnh cùng cực
3. Đoạn văn lý giải nguyên nhân cái chết của Lão Hạc chi tiết
Cái chết của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao đã để lại cho người đọc một niềm thương cảm sâu sắc. Lão xin Binh Tư ít bả chó với lý do bắt chó nhà khác – một lý do làm Binh Tư nghĩ lão giả bộ hiền lành như thế nhưng cũng ghê ra phết, một lý do làm ông giáo hiểu lầm lão, hiểu lầm một con người đã “khóc vì trót lừa con chó, một con người nhịn ăn để có tiền làm ma”. Vậy nhưng hóa ra, lão ăn bả chó để tự tử. Lão đã chọn cái chết trong còn hơn sống khổ, sống nhục khi bị dồn vào đường cùng. Lão chết vật vã, quằn quại trong đau đớn để chuộc tội với cậu Vàng: “vật vã ở trên giường,đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc…chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, giật nẩy lên”. Chỉ có bằng cách này lão mới khỏi phạm vào mảnh đất thiêng dành cho con mình, mới có thể chấm dứt kiếp sống mòn lay lắt, héo úa. Cái chết của lão Hạc khiến ta đau đớn nhận ra một tình phụ tử thiêng liêng, thăm thẳm. Lão chết để lấy cái sống cho đứa con trai đang đi phu đồn điền biền biệt, vì lão sống ngày nào tức là ăn vào tiền, vào đường sống của con ngày ấy. Xưa nay, không ít người cha người mẹ hi sinh cơm ăn, áo mặc vì con, hi sinh một phần thân thể vì con nhưng hi sinh cả mạng sống của mình như lão Hạc lại là một trường hợp hiếm thấy. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng trân trọng: lòng tự trọng của một lão nông nghèo nhưng trong sạch. Cái chết của lão đã nói lên tình cảnh vá số phận của người nông dân trước cách mạng tháng Tám: đói khổ, bế tắc, cùng đường,…Đồng thời, cũng có ý nghĩa tố cáo hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy người nông dân nghèo vào cuộc sống tăm tối, tàn tệ. Quả thực, cái chết của lão Hạc góp phần làm nên thành công về giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
4. Đoạn văn ngắn lý giải nguyên nhân cái chết của lão Hạc
Cái chết của lão Hạc không phải là sự manh động, tiêu cực. Lão đã rất bền bỉ, đã gắng để sống: “Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc” mà không được. Bi kịch là thế đấy. Nếu không muốn sống thì lão đã không phải cố duy trì sự sống bằng mọi cách như thế. Lão có thể tự sát ngay sau khi ủy thác cho ông giáo mảnh vườn và tiền làm tang. Dường như, trong mòn mỏi, lão vẫn cố chờ điều gì… Chờ con trai trở về. Biết đâu trong những ngày gắng sống ấy nó trở về! Không thể chờ thêm được nữa, cuối cùng (tận đến cuối cùng) thì lão Hạc phải chấp nhận một sự thật của chính mình, để lão không vi phạm lẽ sống của lão: muốn sống mà vẫn tự chết. Tại sao lão tự trọng đến “hách dịch” như thế cơ chứ? Lão có thể cậy nhờ để sống qua ngày cơ mà, dân gian chẳng đã từng nói “hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau” là gì! Đến ngay tiền làm ma cho mình lão còn không động đến nữa là cậy nhờ! Thế mới là lão Hạc. Cậu Vàng chết để có thêm năm đồng vào hai lăm đồng thành ba mươi đồng lão gửi ông giáo làm tang nếu lão có mệnh hệ nào. “Đâu vào đấy” là cay đắng thế ư? Khi con chó phải chết, lão Hạc mong hóa kiếp cho nó; đến khi lão chết, con chó còn là 5 đồng để tiễn đưa hương hồn lão. Cơ cực đến thế là cùng. Chẳng gì khác, xã hội thực dân nửa phong kiến đen tối đã đẩy cuộc sống người nông dân đến đường cùng; cái nghèo khó, cùng cực đã đẩy lão Hạc đến một lựa chọn đau đớn, nghiệt ngã.
Mời các bạn tham khảo thêm đáp án các cuộc thi khác trên chuyên mục Tài liệu của Hoa
Tieu.vn.
Xem thêm: Tra cứu kết quả tuyển sinh đại học hệ chính quy, điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2022 huế
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản tracnghiem123.com.Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư tracnghiem123.com bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ

Đăng ký với Google

Đăng ký với Facebook



Thời Phan Diễm Vi
4,
1. Về nguyên nhân dẫn đến cái chết của lão hạc
– Hoàn cảnh sống: khổ đói, rách rướm, túng quẫn => đẩy Lão Hác đến cái chết như một sự tự giải thoát.
– Lão chọn cái chết vì như vậy sẽ bảo toàm căn nhà, đồng tiền, mảnh vườn => những vốn liếng cuối cùng để lại cho cậu con trai.
=> Đây là cái chết tự nguyện, xuất phát từ lòng thương con âm thầm, sâu sắc, cùng với lòng tự trọng đáng kính của Lão Hạc.
2) Ý nghĩa cái chết
Có ý nghĩa sâu sắc
– Bộc lộ rõ số phận và tính cách của Lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ, bế tắc, đi đến đường cùng nhưng giàu lòng tự trọng.
– Tố cáo hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy người nông dân vào bước đường cùng.
– Nhân cách: là một người cha hết lòng vì con, sống tình nghĩa và biết tôn trọng hàng xóm => sự cao thượng.
Điểm từ người đăng bài:0 1 2 3
Tặng xu
Tặng quà
Báo cáo
Bình luận: 0
Gửi

Trả lời nhanh trong 10 phút và nhận thưởng

Xem chính sách

Vì sao Lão Hạc lại tìm đến cái chết
Trình bày ý nghĩa của cái chết ấy
Lí giải vì sao ông Giáo lại có suy nghĩ rằng
Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác
Ngữ văn – Lớp 8Ngữ văn
Lớp 8

Bạn hỏi – tracnghiem123.com trả lời
Bạn muốn biết điều gì?
GỬI CÂU HỎI
Like và Share Page tracnghiem123.com để đón nhận được nhiều thông tin thú vị và bổ ích hơn nữa nhé!
Học và chơi với Flashcard

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ tracnghiem123.com
Vui | Buồn | Bình thường |
Câu hỏi Ngữ văn mới nhất
Hãy nêu tên tất cả các nhân vật có trong văn bản gió lạnh đầu mùa (từ nhân vật chính đến nhân vật phụ)(Ngữ văn – Lớp 6)
2 trả lời
Viết bài văn biểu cảm về một người hàng xóm(Ngữ văn – Lớp 7)
1 trả lời
Phân tích câu ghép trên và nêu quan hệ(Ngữ văn – Lớp 8)
1 trả lời
Viết đoạn văn ngắn 8-10 câu(Ngữ văn – Lớp 8)
1 trả lời
Trong hai đoạn trích trên bức tranh thiên nhiên được tác giả tái hiện vào khoảng thời gian nào trong ngày giúp tác giả có dụng ý gì, khi miêu tả thiên nhiên trong khoảng thời gian đó(Ngữ văn – Lớp 9)
1 trả lời
Từ bài thơ “”Mẹ” em hay viết 1 đoạn văn khoảng 5-7 câu nêu suy nghĩ của em về bổn phận của con cái đối với cha mẹ(Ngữ văn – Lớp 6)
1 trả lời
Đoạn văn nghị luận xã hội làm rõ sự tác động của văn nghệ đối với bản thân(Ngữ văn – Lớp 9)
1 trả lời
Em hãy viết một bài văn tả cảnh sinh hoạt giờ ra chơi (viết dài tí nha)(Ngữ văn – Lớp 6)
2 trả lời
Viết dàn ý tả về cảnh sinh hoạt hàng ngày và viết lại bài văn(Ngữ văn – Lớp 6)
1 trả lời
Phân tích đặc điểm nhân vật dế mèn trong đoạn trích trên(Ngữ văn – Lớp 7)
2 trả lời


Trước Sau

Bảng xếp hạng thành viên
01-2023 12-2022 Yêu thích
1
Hoa
4.819 điểm
2
Hải Ngọc
4.665 điểm
3
Phương Anh
4.318 điểm
4
TRỊNH KHANG
1.938 điểm
5
Dương Tấm
1.232 điểm
1
Hoa
16.164 điểm
2
Phạm Arsenal
14.674 điểm
3
Minh Vũ
10.236 điểm
4
Hải Ngọc
9.930 điểm
5
Ng Lin Phương
9.755 điểm
1
_ntt
936 sao
2
little wolf
538 sao
3
Vịt trầm cảm
423 sao
4
Tớ là Jia
340 sao
5
ume cou
251 sao
![]() Thưởng th.12.2022 |
![]() Bảng xếp hạng |
tracnghiem123.com – Người trợ giúp bài tập về nhà 24/7 của bạn
Hỏi 15 triệu học sinh cả nước bất kỳ câu hỏi nào về bài tập Nhận câu trả lời nhanh chóng, chính xác và miễn phí Kết nối với các bạn học sinh giỏi và bạn bè cả nước
Đăng ký miễn phí
Trang chủ | Giải đáp bài tập | Đố vui | Ca dao tục ngữ | Liên hệ | Tải ứng dụng tracnghiem123.com Đơn vị chủ quản: Công ty Cổ phần công nghệ tracnghiem123.com × Hỏi bài trực tiếp 1:1 với Gia sư |