321 1 KHÁI NIỆM, NỘI DUNG, VAI TRÒ VÀ CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC – Tài liệu text mới nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản không thiếu của tài liệu tại đây ( 542.64 KB, 83 trang )

Sinh viên: Trần Như Yến

GVHD: Th.S Nguyễn Hà Hưng

sách tài chính, tiền tệ và thương mại; phải gắn kết với định hướng phát

triển của quốc gia trong từng giai đoạn nhất định.

Đối tượng điều chỉnh của chính sách thu hút FDI là các hoạt động

đầu tư có yếu tố nước ngoài như toàn bộ vốn tài sản, nhãn hiệu hàng hóa,

bí quyết kinh doanh, kỹ năng quản lý… Chỉ khi nhà đầu tư nước ngoài tin

tưởng và chính sách và thái độ của nước tiếp nhận đầu tư thì họ mới đưa

ra quyết định có nên đầu tư hay không. Vì vậy, những chính sách thu hút

FDI phải được quy định rõ ràng, minh bạch, có thể dự báo và được thông

báo rộng rãi. Bên cạnh đó, các vấn đề liên quan đến an toàn của nhà đầu

tư, thủ tục xuất nhập cảnh, thủ tục hải quan, các dịch vụ cơ bản, các quan

hệ dân sự, hình sự … đều cần phải được xử lý tốt.

1.1.2

Nội dung của chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Nội dung của chính sách thu hút FDI của mỗi quốc gia đều rất đa

dạng và phụ thuộc rất lớn vào tình hình kinh tế – xã hội của quốc gia đó.

Ở nước ta, những nội dung này được thể hiện ở hệ thống các nghị quyết,

chỉ thị của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau và phải đảm

bảo tính thống nhất đối với những định hướng, mục tiêu chung về chính

sách phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia. Tuy nhiên tất cả các nội dung

đó đều phải tuân theo một xu hướng chung hiện nay của các nước tiếp

nhận đầu tư đó là hạn chế tối đa các quy định dẫn đến kiềm chế đầu tư và

chú trọng vào các chính sách tự do hóa đầu tư. Quyết định có đầu tư hay

không của nhà đầu tư nước ngoài phụ thuộc rất lớn vào mức độ thông

thoáng, tính hợp lý cũng như độ hấp dẫn của các chính sách về thu hút

FDI mà quốc gia sở tại đưa ra.

Việc mở cửa thị trường dẫn đến tự do hóa đầu tư bao gồm cả

những lĩnh vực có tính “nhạy cảm” sẽ dẫn đến việc không phân biệt đối

xử giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Điều này

không những tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào quốc

gia sở tại mà còn sẽ giúp cho nền kinh tế quốc gia đó hoạt động hiệu quả

hơn. Tuy nhiên chính sách tự do hóa đầu tư không dễ dàng được các nước

Chuyên đề thực tập

Sinh viên: Trần Như Yến

GVHD: Th.S Nguyễn Hà Hưng

chấp nhận bởi tự do hóa đầu tư sẽ làm cho nước chủ nhà mất đi công cụ

bảo hộ nền sản xuất trong nước và từ đó ảnh hưởng đến các vấn đề kinh

tế xã hội.

1.1.2.1. Giai đoạn tiếp cận thị trường đầu tư

Khi nhà đầu tư nước ngoài quyết định tiến hành hoạt động sản xuất

kinh doanh tại quốc gia sở tại, đầu tiên họ sẽ quan tâm đến các vấn đề

như thủ tục thành lập, cấp phép đầu tư, xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại, lĩnh

vực đầu tư được phép hoạt động, nguồn nhân lực…

Trong giai đoạn này, nước tiếp nhận đầu tư muốn thu hút được các

nhà đầu tư nước ngoài thường chú trọng đến các biện pháp xúc tiến và

thu hút đầu tư về thủ tục cấp phép, ưu đãi đầu tư, quyền sở hữu, ….

Theo từng giai đoạn phát triển, nước ta đưa ra những Danh mục về

dự án quốc gia về kêu gọi đầu tư nước ngoài, xây dựng chương trình vận

động đầu tư tại địa bàn trọng điểm và các tập đoàn xuyên quốc gia tiềm

năng, chú trọng ngành công nghiệp phụ trợ của một số ngành như chế

tạo, dệt may, lắp ráp, da giày…

Trong quy chế quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư

được ban hành kèm với Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg ngày 14/01/2014

của Thủ tướng Chính phủ đã quy định rõ ràng, cụ thể từ việc xây dựng và

thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư; kinh phí cho quá trình xúc tiến

đầu tư; chế độ thông tin báo cáo và trách nhiệm của các cơ quan. Liên

quan đến việc xúc tiến đầu tư của các Tỉnh, quy chế nêu rõ các Ủy ban

nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư

trong giai đoạn chuẩn bị và triển khai dự án đầu tư. Nội dung hỗ trợ bao

gồm:

– Cung cấp các thông tin về tình hình kinh tế – xã hội, tình hình

đầu tư; quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, ngành và vùng

lãnh thổ; pháp luậ, cơ chế, chính sách; tiềm năng, thị trường, xu hướng và

đối tác đầu tư khi có yêu cầu của các doanh nghiệp và nhà đầu tư;

Chuyên đề thực tập

Sinh viên: Trần Như Yến

GVHD: Th.S Nguyễn Hà Hưng

– Hướng dẫn thủ tục đầu tư;

– Hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư tháo dỡ khó khăn

trong quá trình triển khai dự án đầu tư;

– Tiếp nhận, tổng hợp và trình cơ quan có thẩm quyền giải quyết

các đề xuất, kiến nghị của các doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, Nghị quyết về một số nhiệm vụ trọng tâm cải cách

thủ tục hành chính trong hình thành và thực hiện dự án đầu tư có sử dụng

đất để cải thiện môi trường kinh doanh số 43/NQ-CPngày 6/6/2014 đã

đưa ra những cải cách về thủ tục hành chính trong hình thành và thực

hiện dự án đầu tư có sử dụng đất với mục tiêu hoàn thiện hệ thống pháp

luật về đầu tư và bảo đảm thi hành có hiệu quả Luật đất đai; tạo môi

trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng, bình đẳng, thông thoáng, thuận

lợi; cắt giảm ít nhất 40% thời gian thực hiện gắn với tiết kiệm tối đa chi

phí tuân thủ thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần

kinh tế; nâng cao vị trí xếp hạng của Việt Nam về chỉ số thuận lợi kinh

doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia; thúc đẩy thu hút đầu tư. Một số

nhiệm vụ trọng tâm đó là thực hiện đơn giản hóa các quy định; xây dựng,

chuẩn hóa, ban hành quy trình và các nội dụng quy định; thực hiện công

khai, minh bạch về thủ tục hành chính trong hình thành và thực hiện dự

án đầu tư có sử dụng đất.

Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về

Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông

thôn quy định một số ưu đãi và đầu tư bổ sung của Nhà nước dành cho

các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, nghị định

có một số quy định đang chú ý về ưu đãi đất đai như miễn, giảm tiền thuê

đất, thuê mặt nước của Nhà nước và cá nhân; hỗ trợ đầu tư như đào tạo

nguồn nhân lực, phát triển thị trường, dịch vụ tư vấn, áp dụng khoa học

công nghệ và cước phí vận tải.

Chuyên đề thực tập

Sinh viên: Trần Như Yến

GVHD: Th.S Nguyễn Hà Hưng

1.1.2.2. Giai đoạn hoạt động đầu tư

Sau khi được cấp GCNĐT và đi vào hoạt động, các chính sách về

thuế, xuất nhập khẩu, đất đai, lao động, ngoại hối, chuyển tiền… sẽ được

nước tiếp nhận đầu tư áp dụng.

Một số cơ sở pháp lý thể hiện những ưu đãi cho các nhà đầu tư

nước ngoài về chính sách tài chính như: Luật số 32/2013/QH13 ngày

19/6/2013 của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế

thu nhập doanh nghiệp; Nghị định 92/2013/NĐ-CP ngày 13/8/2013 của

Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều có hiệu lực từ ngày 01

tháng 7 năm 2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế

thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật

thuế giá trị gia tăng.; Thông tư 141/2013/TT-BTC ngày 16/10/2013 của

Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 92/2013/NĐ-CP ngày

13/8/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều có hiệu lực từ ngày 01

tháng 7 năm 2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế

thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật

thuế giá trị gia tăng.

Theo đó Nhà nước ta có một số quy định cụ thể như sau:

– Miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, vật tư, phương tiện vận tải

và hàng hóa khác để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam. Thu nhập từ

hoạt động chuyển giao công nghệ đối với các dự án thuộc diện ưu đãi đầu

tư được miễn thuế thu nhập.

– Doanh nghiệp có lỗ được chuyển lỗ sang năm sau; số lỗ này

được trừ vào thu nhập tính thuế. Thời gian được chuyển lỗ không quá

năm năm, kể từ năm tiếp theo năm phát sinh lỗ.

– Về thuế thu nhập doanh nghiệp

TT Thu

ế

suất

Chuyên đề thực tập

Điều kiện

Thời

hạn áp

dụng

Miễn, giảm

thuế TNDN

Miễn Giảm

Sinh viên: Trần Như Yến

GVHD: Th.S Nguyễn Hà Hưng

thuế thuế

TNDN TNDN

– Thu nhập của doanh nghiệp từ thực

hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có

điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó

khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao

– Thu nhập doanh nghiệp thực hiện dự

án đầu tư mới: nghiên cứu khoa học

và phát triển công nghệ; ứng dụng

công nghệ cao; sản xuất vật liệu

composit, các loại vật liệu xây dựng

nhẹ, vật liệu quý hiếm; sản xuất năng

lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng

lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát

triển công nghệ sinh học; bảo vệ môi

trường;

1 10%

– Thu nhập của doanh nghiệp từ thực

hiện hoạt động xã hội hoá trong lĩnh

vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế,

văn hoá, thể thao và môi trường

Thu nhập của doanh nghiệp công

nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp

ứng dụng công nghệ cao theo quy

định của Luật công nghệ cao;

2 20% – Thu nhập của doanh nghiệp từ thực

hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có

Chuyên đề thực tập

15

năm

tính từ

năm

đầu

tiên có

thu

nhập

chịu

thuế

từ dự

án đầu 4 năm

Giảm

50%

không

quá 9

năm

tiếp

theo

15

năm

được

tính từ

ngày

được

cấp

giấy

chứng

nhận

15

2 năm Giảm

năm

50%

Sinh viên: Trần Như Yến

GVHD: Th.S Nguyễn Hà Hưng

điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn;

– Thu nhập của doanh nghiệp từ thực

hiện dự án đầu tư mới, bao gồm: sản

xuất thép cao cấp; sản xuất sản phẩm

tiết kiệm năng lượng; sản xuất máy

móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất

nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,

diêm nghiệp; sản xuất thiết bị tưới

tiêu; sản xuất, tinh chế thức ăn gia

súc, gia cầm, thuỷ sản; phát triển

ngành nghề truyền thống. Từ ngày

01/01/2016, thu nhập của doanh

nghiệp quy định tại khoản này được

áp dụng thuế suất 17%.

– Thu nhập của doanh nghiệp từ thực

hiện dự án đầu tư mới tại khu công

nghiệp, trừ khu công nghiệp thuộc địa

bàn có điều kiện kinh tế – xã hội thuận

lợi

tính từ

năm

đầu

tiên có

thu

nhập

chịu

thuế từ

dự án

đầu tư

không

quá 4

năm

tiếp

theo

1.1.2.3. Giai đoạn kết thúc hoạt động đầu tư

Sau khi tiến hành hoạt động đầu tư trong một khoảng thời gian

nhất định, nếu nhà đầu tư không muốn tiếp tục kinh doanh hoặc bị phá

sản thì mối quan tâm hàng đầu của chủ đầu tư là về các vấn đề phá sản,

giải thể, khiếu kiện và giải quyết tranh chấp…

Quy chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế của

Thủ tướng Chính phủ số 04/2014/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 đã quy định

cụ thể, rõ ràng minh bạch để các nhà đầu tư nước ngoài nắm bắt được chủ

trương của nhà nước ta. Quy chế nêu rõ nguyên tắc, nội dung, quyền hạn

của các cơ quan có liên quan cụ thể theo từng giai đoạn: nhà đầu tư nước

ngoài khiếu nại và tham vấn; tranh chấp đầu tư quốc tế được giải quyết

Chuyên đề thực tập

Sinh viên: Trần Như Yến

GVHD: Th.S Nguyễn Hà Hưng

tại trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền và

giai đoạn thi hành phán quyết, quyết định tranh chấp đầu tư quốc tế cũng

như các cơ chế tài chính phục vụ giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.

Quy chế cũng quy định rõ ràng cơ quan thi hành, đôn đốc và kiểm tra

giám sát giúp nhà đầu tư nước ngoài nắm bắt được thủ tục và tiếp cận với

các cơ quan chức năng một cách nhanh nhất.

1.1.3

Vai trò của chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò hết sức

quan trọng đối với hoạt động FDI ở từng nước. Hầu hết các chính sách

của abcxyz đều có vai trò trực tiếp khuyến khích hay hạn chế FDI,

quản lí hoạt động FDI và tạo ra khuôn khổ thể chế hỗ trợ cho hoạt động

FDI.

1.1.3.1

Đối với nước sở tại

Thứ nhất, tạo ra một khuôn khổ ổn định nhằm điều tiết có hiệu quả

hoạt động thu hút FDI. Chính sách thu hút FDI thể hiện rõ ràng, công

khai thái độ cũng như quan điểm của abcxyz nước tiếp nhận đầu tư đối

với việc thu hút FDI. Đây chính là căn cứ để các nhà đầu tư nước ngoài

hiểu rõ được mục đích, lĩnh vực và phương thức tổ chức thực hiện, mức

độ bảo hộ và thái độ thiện chí của abcxyz nước tiếp nhận đầu đối với

các nhà đầu tư nước ngoài. Chính sách thu hút FDI là căn cứ pháp lý và

hợp lý để các cơ quan quản lý nhà nước duy trì hoạt động đầu tư nước

ngoài theo định hướng của quốc gia và gắn với mục tiêu phát triển quốc

gia. Hơn nữa chính sách thu hút FDI chính là công cụ để bảo vệ quyền sở

hữu và lợi ích cho nước sở tại.

Việc thực hiện tốt chính sác thu hút FDI sẽ là gia tăng hiệu quả của

chính sách tiền tệ – tài khóa (ổn định lãi suất, ổn định giá trị đồng tiền, cải

thiện cán cân thanh toán, tăng thu ngân sách nhà nước, khống chế lạm

phát…). Trên cơ sở những chính sách đã được ban hành, cơ quan quản lý

nhà nước đưa ra các đề xuất về các công cụ và biện pháp để tổ chức hoạt

động vận động và xúc tiến đầu tư thích hợp, đào tạo nguồn nhân lực có

Chuyên đề thực tập

Sinh viên: Trần Như Yến

GVHD: Th.S Nguyễn Hà Hưng

chất lượng và thay đổi quy trình vận hành. Chính sách thu hút FDI hoàn

thiện và vận hành có hiệu quả cũng là điều kiện để và thiện và thực hiện

tốt các chính sách khác trong hệ thống chính sách của nhà nước.

Thứ hai, chính sách thu hút FDI giúp điều tiết các nguồn lực FDI

phù hợp với định hướng phát triển chung của nền kinh tế quốc gia. Chính

sách FDI được xây dựng dựa vào nhu cầu về FDI đối với sự phát triển

kinh tế – xã hội của nước tiếp nhận đầu tư. Việc thu hút FDI là quá trình

sử dụng hiệu quả nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý nước ngoài và công

nghệ nhằm giúp nước tiếp nhận đầu tư bổ sung những thiếu hụt về các

yếu tố đó cũng như tạo ra những lợi thế riêng.

Chính sách thu hút FDI được hoạch định một cách có khoa học sẽ

giúp cho abcxyz và các cơ quan quản lý đầu tư giữ được thế chủ động

và điều tiết hợp lý các nguồn lực như vốn, công nghệ, nhân lực, đất đai…

vào các vùng, các ngành theo quy hoạch mà vẫn đảm bảo các lợi ích hợp

pháp của nhà đầu tư nước ngoài, bảo vệ được quyền sở hữu của các nhà

đầu tư và phát huy lợi thế so sánh của từng ngành, từng vùng cũng như

khả năng của từng doanh nghiệp. Bên cạnh đó nó còn giúp tổ chức, hình

thành cơ cấu đầu tư hợp lý và bền vững. Ngoài ra, chính sách thu hút FDI

còn là công cụ hữu hiệu để quản lý các hoạn động FDI phù hợp với mục

tiêu phát triển đất nước.

Thứ ba, chính sách thu hút FDI giúp nâng cao tính hiệu quả của

các hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI. Nó đưa ra các nguyên

tắc, công cụ và biện pháp nhằm điều chỉnh hoạt động FDI một các rõ

ràng, thực hiện đầu tư nước ngoài một các có khoa học, tạo nền tảng sử

dụng nguồn vốn FDI một cách tối ưu và tránh đầu tư tràn lan. Các ngành

được coi trọng sẽ có khả năng thu hút được nhiều vốn FDI hơn và đó

chính là động lực để phát triển các ngành khác.

Chính sách đầu tư nước ngoài được soạn thảo một cách phù hợp sẽ

là lợi thế lớn trong cạnh tranh giữa các quốc gia, các tỉnh trong thu hút

FDI. Bên cạnh đó nó còn tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người

Chuyên đề thực tập

Sinh viên: Trần Như Yến

GVHD: Th.S Nguyễn Hà Hưng

lao động. Không chỉ thể, thu nhập của abcxyz và cộng đồng cũng tăng,

nguồn nhân lực được sử dụng một các có hiệu quả, nền kinh tế phát triển

ổn định, khả năng cạnh tranh của quốc gia được nâng cao, mở rộng cuất

khảu và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và nâng cao vị thế

quốc gia.

1.1.3.2 Đối với các nhà đầu tư nước ngoài

Chính sách thu hút FDI đóng vai trò quan trọng đối với các nhà đầu

tư nước ngoài. Họ chính là đối tượng chịu tác động trực tiếp của chính

sách về các mặt như di chuyển luồng vốn và công nghệ, kinh nghiệm

quản lý và nhất là mức độ bảo hộ tài sản cũng như các khoản lợi ích mà

nhà đầu tư nước ngoài thu được. Chúng làm tăng thêm tính hiệu quả của

những biện pháp điều chỉnh mà abcxyz áp dụng đối với các nhà đầu tư

nước ngoài.

Thứ nhất, chính sách thu hút FDI là căn cứ để các nhà đầu tư trong

nước lựa chọn đối tác nước ngoài phù hợp để hợp tác kinh doanh. Chẳng

hạn chính sách đầu tư hướng vào các TNC sẽ là căn cứ để các nhà đầu tư

trong nước xây dựng chiến lược đúng đắn để tiếp cận các TNC, có giải

pháp xúc tiến và quảng quá về doanh nghiệp hợp lý để thu hút được

lượng lớn vốn đầu tư, công nghệ nguồn và kinh nghiệm quản lý hiện đại

cũng như các quan hệ kinh doanh của họ.

Thứ hai, chính sách thu hút FDI là văn bản mang tính pháp lý để

các nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước áp dụng các biện

pháp xử lý tranh chấp về hình thức, các bước tiến hành, cơ quan thực thi

và các chế tài áp dụng để xử lý tranh chấp.Thái độ và mức độ chấp nhận

hoạt động đầu tư nước ngoài được thể hiện rõ dựa trên các quy định về xử

lý tranh chấp cũng như những cơ chế bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư nước

ngoài theo đúng pháp luật trong nước và thông lệ quốc tế.

Thứ ba, chính sách thu hút FDI giúp bảo vệ và phát huy lợi thế của

các nhà đầu tư nước ngoài về quyền sở hữu các tài sản hữu hình, vô hình;

tài sản trí tuệ và tài sản vật thể. Khi những lợi thế này phát huy hiệu quả,

Chuyên đề thực tập

Sinh viên: Trần Như Yến

GVHD: Th.S Nguyễn Hà Hưng

lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài được đảm bảo thì họ sẽ có thêm

nguồn lực để tiếp tục đầu tư vào các dự án lớn hơn và có hiệu quả cao

hơn. Như vậy, chính sách thu htú FDI tạo động lực cho những dòng đầu

tư mới đổ vào nước tiếp nhận đầu tư, củng cố và gia tăng lòng tin đối với

các nhà đầu tư nước ngoài.

1.1.4 Chính sách thu hút FDI vào địa phương

Những chính sách thu hút FDI vào địa phương phải nhất quán, phù

hợp với những chính sách của Nhà nước đưa ra. Bên cạnh đó, các địa

phương có thể đưa ra những chính sách riêng có phù hợp với điều kiện

của địa phương đó về những ngành, lĩnh vực được chú trọng đầu tư và địa

điểm đầu tư; phù hợp với định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội

của địa phương. Đây sẽ là cơ sở cho các nhà đầu tư nước ngoài đưa ra

chiến lược đầu tư phù hợp và tránh rủi ro xảy ra trong quá trình đầu tư.

Tuy nhiên, cần phải tránh trường hợp các địa phương đưa ra các chính

sách ưu đãi nhằm thu hút FDI bằng mọi giá, gây nên làn sóng thu hút đầu

tư không lành mạnh giữa các địa phương với nhau.

1.1.4.1 Chính sách về hình thức đầu tư góp vốn và quy hoạch tại địa

phương

Nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến chính sách của abcxyz

nước nhận đầu tư trong việc đảm bảo hình thành môi trường cạnh tranh

bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài, giữa

các nhà đầu tư nước ngoài đến từ các khu vực khác nhau và trên mọi lĩnh

vực sản xuất kinh doanh, nghĩa là đối với các nhà đầu tư nước ngoài luôn

mong muốn nước chủ nhà phá bỏ mọi rào cản đối với tự do hóa thương

mại, tự do hóa đầu tư. Tuy vậy, vì mục tiêu chung về phát triển kinh tế xã hội, nhiều nước đã quy định tỷ lệ sở hữu của phía đối tác nước ngoài

để kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp FDI cũng như điều chỉnh

lợi ích giữa các bên trong liên doanh. Song, những quy định này đang

dần được nới lỏng theo xu hướng tự do hóa.

Chuyên đề thực tập

Sinh viên: Trần Như Yến

GVHD: Th.S Nguyễn Hà Hưng

Địa phương tiếp nhận đầu tư muốn thu hút được nguồn vốn FDI thì

cần có những quy định về hình thức đầu tư, tỷ lệ góp vốn và định hướng

đầu tư nhằm giúp các nhà đầu tư nước ngoài có được lựa chọn đầu tư phù

hợp nhất. Việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được chuyển đổi hình

thức đầu tư một các linh hoạt trong quá trình triển khai đầu tư sẽ là điểm

hấp dẫn nhằm thu hút đầu tư. Tuy nhiên, để tránh những tổn thất có thể

xảy ra đối với địa phương tiếp nhận đầu tư, các chính sách đưa ra phải

được quy định một cách chặt chẽ nhằm mang lại lợi ích cho cả 2 bên

trong quá trình đầu tư.

Các quy định về góp vốn phải được đề ra một cách chặt chẽ bới

việc quản lý nguồn vốn rất phức tạp, đặc biệt là các loại vốn góp không

phải tiền mặt như đất đai, công nghệ … Các quy định này phải đảm bảo

sự công bằng, hợp lý, đúng giá trị và mang lại lợi ích cho các bên.

1.1.4.2 Chính sách ưu đãi về đất đai tại địa phương

Những phần đất sạch và thuận lợi ở nhiều vị trí sẽ là cơ sở để thu

hút vốn FDI vào địa phương. Hơn nữa những thủ tục liên quan đến việc

cấp đất và cấp giấy phép chứng nhận phải được tiến hành nhanh chóng,

thuận tiện để không ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư, sản xuất của nhà đầu

tư nước ngoài.

Ngoài ra chính sách đền bù giải phóng mặt bằng phải dựa trên thực

trạng đất ở địa phương để tránh ảnh hưởng đến địa phương. Chính sách

ưu đãi về đất cũng là một trong những điểm thu hút đối với nhà đầu tư

nước ngoài. Ví dụ trong trường hợp bồi thường giải phóng mặt bằng, các

nhà đầu tư có thể ứng trước để trả tiền, sau đó địa phương có thể hỗ trợ

bồi thường bằng các hình thức khác; hoặc có thể cho nhà đầu tư nước

ngoài thuê đất với mức giá ưu đãi nhất trong quy định của khung chính

sách.

1.1.4.3 Chính sách về thuế, phí, lệ phí tại địa phương

Nếu địa phương có chính sách về thuế thuận lợi, thông thoáng và

vẫn phù hợp với thông lệ quốc tế sẽ khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài

Chuyên đề thực tập

Xem thêm: Vì sao Mỹ chưa trở thành “nhà đầu tư số 1” tại Việt Nam?

Xem thêm: Thành lập doanh nghiệp tại Quảng Nam – Công ty Luật Việt An